Để tiện cho việc nghiên cứu, học tập, mình xin vừa hệ thống kiến thức vừa áp dụng bài tập.
bài tập thiết kế hồ nước mái như sau: một hồ nước mái có kích thước 6mx7mx1.6m, sử dụng bê tông B20 có Rb =11 Mpa, cốt thép CIII có Rsw = Rs = 365 Mpa.








lưu ý: đối với hồ nước mái, tải trọng tác dụng lên bản đái là rất lớn. vì vậy để đảm bảo hợp lý về độ võng ta nên bố trí dầm phụ nếu chiều dài nhịp từ 6 hoặc 8m trở lên. đối với hồ nước mái này mình thiên về an toàn nên bố trí dầm phụ cho nhịp 6m.

Đối với nhịp dầm chính lớn hơn > 6m, bố trí dầm phụ
mặt cắt hồ nước mái
trình tự cơ bản tính toán hồ nước mái
I. bản đáy
1/ chọn sơ bộ bề dày bản đáy
S-đáy = (1/D)*L1 = (1/40)*2900 = 72.5mm,  chọn S-đáy = 120 mm.   (D = 40 đến 50, L1 là bề rộng bản đáy).
lưu ý: 
- L1,L2 lấy từ tâm của dầm đến tâm của dầm, ở bài này, L1 = 3000 - 100 = 2800.
- thường lấy D = 40 để đảm bảo chống thấm của bản đáy.
2/ tính tải trọng
a/ tĩnh tải:
Tĩnh tải của bản đáy được tóm tắt bảng sau:


b/ hoạt tải: hoạt tải của bản đáy chỉ có tải trọng nước không có hoạt tải sửa chữa.
lưu ý: h = chiều cao hồ nước mái - chiều dày nấp mái (1600 - 100 = 1500mm).
Tổng tải: q = g-tt + p-tt = 502.8 + 1650 = 2152.8 daN/m2
3/ sơ đồ tính và xác định nội lực
ta tính toán bản đáy, bản thành, bản nấp như là bản đơn. muốn vậy bản đáy,bản thành, bản nấp phải làm việc độc lập với nhau. vì vậy liên kết các bản với dầm phải là liên kết ngàm. 
  • xét tỉ số: L2/L1 > 2 tính nội lực như bản dầm, xem bản như 2 dầm có nhịp L1, L2; bề rộng b = 1m; hai đầu ngàm. tính nội lực theo công thức cơ học kết cấu (hình dưới).
  • xét tỉ số: L2/L1 = 3.4/2.9 = 1.17 < 2, tính bản đáy như bản kê bốn cạnh ngàm (sơ đồ số 9).
M = mij*P = kij*P
kết quả tính nội lực

4/ tính toán thép
Trình tự tính toán thép cũng như bố trí thép: chúng ta thực hiện như đối với sàn đơn giản.

Mọi ý kiến đóng góp rất mong các bạn để lại comment bên dưới, chân thành cảm ơn!

bài viết thuộc bản quyền của student & engineering.

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Top