Một chuyên gia tính động đất giỏi sẽ trả lời được tất cả các câu hỏi liên quan trên ...... Kỹ Thuật Kháng Chấn
CÁC CÂU HỎI PHẦN ĐỊA CHẦN HỌC
1.Động đất là gì? Các cơ chế khác nhau gây ra động đất ? Ảnh hưởng các cơ chế này đến công trình có khác nhau hay không? Tiêu chuẩn kể đến điều này như thế nào?
2.
Chu kì lặp động đất là gì? Tại sao lại thiết kế theo các chu kì lặp? Tại sao công trình thông thường phải thiết kế với chu kì lặp là 500(475) năm trong khi tuổi thọ yêu cầu của công trình là 100 năm? Có khi nào phải thiết kế công trình với chu kì lặp lớn hơn (1000(975) năm) hay không?
3.
Có thể dự báo trước động đất hay không ? Việc dự báo động đất có liên quan tới các quan điểm thiết kế kháng chấn công trình như thế nào?
4.
Mức độ nguy hiểm địa chấn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hoạt động địa chấn ở Việt Nam ra sao? Vùng nào mạnh nhất, yếu nhất, với tần xuất tương ứng?
5.
Các trận động đất điển hình đã xảy ra ở Việt Nam? Khả năng xảy ra động đất ở Hà nội là như thế nào? Nếu xảy ra thì mức độ thiệt hại sẽ ra sao ?
6.
Tại sao lại phải phân vùng động đất? Việc phân vùng động đất dựa vào những yếu tố nào?
CÁC CÂU HỎI PHẦN TÍNH TOÁN LỰC ĐỘNG ĐẤT
1.Các phương pháp kháng chấn? Có thể giảm lực động đất tác dụng lên công trình hay không, nếu có thì bằng các biện pháp nào? Những phương pháp của tiêu chuẩn hiện hành để giảm lực động đất lên công trình?
2.
Một số công trình sử dụng các phương pháp kháng chấn điển hình trên thế giới (các công trình cao nhất thế giới, công trình có các yêu cầu phức tạp….)?
3.
Tiêu chí thiết kế động đất theo các tiêu chuẩn kháng chấn hiện đại là gì ?
4.
Công trình nào phải thiết kế kháng chấn, công trình nào không phải thiết kế? (Chiều cao công trình hay yếu tố nào khác quyết định công trình phải thiết kế kháng chấn hay không?)
5.
Mô hình tính toán công trình chịu tải trọng động đất dựa trên các giả thiết nào? Liệu tiêu chuẩn có thể áp dụng với mọi loại công trình hay không?
6.
Khái niệm vách cứng sàn là gì? Tại sao lại có giả thiết sàn cứng tuyệt đối theo phương ngang? Những trường hợp nào không dùng được giả thiết này? Giả thiết này khiến cho việc tính động đất có gì khác so với không có giả thiết? Cách đưa giả thiết này vào các phần mềm SAP2000,ETABS?
7.
Nếu không có giả thiết vách cứng sàn thì phải tính động đất như thế nào và dùng phương pháp nào để tính?
8.
Trong trường hợp công trình không đảm bảo các giả thiết trong tiêu chuẩn thì phải tính toán như thế nào? Liệu có thể áp dụng các công thức đã có để thiết kế hay không? Nếu có thì phải có những điều chỉnh hoặc tính toán khác biệt như thế nào?
9.
Phổ phản ứng động đất là gì, được thiết lập như thế nào? Tại sao lại có phổ đứng và phổ ngang? Việc áp dụng khác nhau như thế nào? Có thể áp dụng phổ với mọi loại công trình hay không?
10.
Phương pháp thiết lập phổ từ một trận động đất thực đã được ghi lại trong phần mềm SAP2000 hoặc ETABS?
11.
Các yếu tố ảnh hưởng tới phổ phản ứng? Các yếu tố được kể đến, và các yếu tố bị bỏ qua trong các tiêu chuẩn kháng chấn?
12.
Chu kì đặc trưng nền đất là gì, tại sao phổ có nhiều đoạn khác nhau?
13.
Phổ đàn hồi là gì? Phổ thiết kế là gì? Các công trình dạng nào sử dụng phổ đàn hồi, phổ thiết kế?
14.
Dựa vào phổ thiết kế thì công trình nên phải có chu kì dao động như thế nào là hợp lý. Các biện pháp tương ứng để đạt được điều này?
15.
Khối lượng đưa vào tính toán lực quán tính động đất của gió động và động đất có gì khác nhau? Khối lượng này có bằng khối lượng thực do tĩnh và họat tải gây ra hay không, tại sao? Cách lấy khối lượng này có giống nhau với mọi loại công trình hay không? Cách nhập khối lượng này trong máy tính bằng các phần mềm SAP2000, ETABS.
16.
Các phương pháp tính toán lực động đất cho công trình, sự khác biệt của các phương pháp. Phương pháp nào là gần đúng, phương pháp nào là chính xác? Ưu và nhược điểm của các phương pháp so với nhau?
17.
Phạm vi áp dụng của phương pháp tĩnh ngang tương đương? Cơ sở của phương pháp này dựa vào đâu? Tại sao lại có hệ số hiệu chỉnh khối lượng trong phương pháp này mà không có ở các phương pháp khác? Chu kì dao động riêng cơ bản của phương pháp này có nghĩa là gì? Công thức này dựa vào cơ sở nào để đưa ra? Nếu sử dụng bằng phần mềm thì lấy như thế nào?
18.
Qui trình tính toán một công trình theo phương pháp tĩnh ngang tương đương? Tính toán tự động theo phương pháp này bằng các phần mềm SAP2000, ETABS hoặc EXCEL như thế nào, cần phải nhập các thông số đầu vào ra sao? Việc tính bằng máy có một số điểm khác với tiêu chuẩn ra sao? Cần phải định nghĩa gì đối với máy để áp dụng được phương pháp?
19.
Phạm vi áp dụng của phương pháp phân tích theo dạng dao động riêng? Cơ sở của phương pháp, độ chính xác tương ứng? Các giả thiết kèm theo và những công trình nào không sử dụng được phương pháp này? Độ chính xác của phương pháp so với phương pháp phân tích trực tiếp theo lịch sử thời gian?
20.
Khối lượng tham gia dao động là gì? Tại sao phải đảm bảo điều kiện lấy đủ khối lượng tham gia dao động bằng 90%khối lượng thực?
21.
Số dạng dao động riêng được xét là gì? Tại sao lại chỉ lấy một số dạng đầu để tính lực động đất? Tại sao phải lấy đủ số dạng dao động riêng theo yêu cầu? Số dạng phải lấy phụ thuộc vào các yếu tố nào? Quan hệ của số dạng dao động riêng và khối lượng tham gia dao động như thế nào?
22.
Cách lấy dạng dao động theo mỗi phương? Điều kiện để bỏ các dạng ngoại lai? Tại sao lại phải làm như vậy? Phương pháp nào lấy mọi dạng để tính mà không cần loại bỏ dạng dao động ngoại lai. Công trình nào phải lấy mọi dạng để tính mà không bỏ qua các dạng ngoại lai?
23.
Tại sao lại phải tổ hợp lực động đất từ các dạng dao động riêng theo “căn bậc hai của tổng bình phương”. Ngoài phương pháp này còn có các phương pháp nào khác. Ưu và nhược điểm của phương pháp này đối với các phương pháp khác, phạm vi áp dụng của phương pháp với các điều kiện hạn chế tương ứng?
24.
Tại sao phải đặt lực động đất lệch với tâm khối lượng? Độ chính xác của phương pháp này đến đâu và áp dụng được cho những công trình dạng như thế nào? Phương pháp nào không cần phải đặt lệch so với tâm khối lượng để có thể tính toán với dạng công trình bất kì?
25.
Qui trình tính toán một công trình theo phương pháp dạng dao động riêng? Tính toán tự động theo phương pháp này bằng các phần mềm SAP2000,ETABS hoặc EXCEL như thế nào, cần phải nhập các thông số đầu vào ra sao? Cần phải định nghĩa gì đối với máy để áp dụng được phương pháp?
26.
Phương pháp phân tích phi tuyến đến phá hoại (Pushover) là gì, dựa trên giả thiết nào, độ chính xác ra sao, có ưu điểm gì so với các phương pháp khác, dùng trong những trường hợp như thế nào?
27.
Qui trình tính toán một công trình theo phương pháp Pushover? Tính toán tự động theo phương pháp này bằng các phần mềm SAP2000,ETABS hoặc EXCEL như thế nào, cần phải nhập các thông số đầu vào ra sao? Cần phải định nghĩa gì đối với máy để áp dụng được phương pháp?
28.
Tổ hợp nội lực của động đất có gì đặc biệt? Tại sao lại như vậy?
CÁC CÂU HỎI PHẦN BỐ TRÍ HỆ KẾT CẤU
1.Thế nào là sự bất thường trong bố trí hệ kết cấu. Có những dạng bất thường nào. Các tiêu chuẩn qui định khác nhau như thế nào về các bất thường
2.
Các loại bất thường khác nhau ảnh hưởng tới lực động đất tác dụng vào công trình thế nào
3.
Mặt bằng công trình phải đảm bảo những điều kiện gì, tại sao lại có các điều kiện này. Trong trường hợp không đảm bảo có khác biệt gì khi tính toán lực động đất hay không
4.
Mặt đứng công trình phải đảm bảo những điều kiện gì, tại sao lại có các điều kiện này. Trong trường hợp không đảm bảo có khác biệt gì khi tính toán lực động đất hay không
5.
Thế nào là tầng mềm? Có nên tránh tầng mềm hay không?
6.
Tại sao phải đảm bảo điều kiện liên tục về độ cứng khối lượng. Sự không liên tục có ảnh hưởng như thế nào. Cách khắc phục bằng biện pháp cấu tạo và tính toán nếu như không thể thỏa mãn điều kiện
7.
Bố trí hệ kết cấu như thế nào là hợp lý nhất với công trình chịu tải trọng động đất và khắc phục được các nhược điểm về sự bất thường?
8.
Trong trường hợp không thể tránh được các bất thường như yêu cầu của tiêu chuẩn thì phải tính toán như thế nào?
9.
Tường chèn có tác dụng như thế nào đối với công trình chịu động đất. Có nên bỏ tường chèn ở tầng 1 hoặc một số tầng khác hay không, tại sao.
10.
Khe kháng chấn để làm gì? Bố trí ra sao? Khoảng hở của khe kháng chấn có gì khác với khe nhiệt và khe lún, có cố định đối với mọi công trình hay không?
CÁC CÂU HỎI PHẦN CẤU TẠO KHÁNG CHẤN
1.Thiết kế theo chất lượng là gì, ưu điểm so với các phương pháp cũ. Tiêu chuẩn phân ra các cấp độ về chất lượng như thế nào?
2.
Thế nào là thiết kế theo sức chịu, các nguyên tắc thiết kế theo sức chịu. Trong tiêu chuẩn hiện hành, các nguyên tắc này được áp dụng như thế nào?
3.
Khái niệm dầm yếu, cột khỏe là gì, tại sao phải có điều kiện này. Nó được đảm bảo bằng những điều kiện như thế nào trong các tiêu chuẩn?
4.
Độ dẻo là gì, quan hệ giữa độ dẻo tổng thể và cục bộ (độ cong)?
5.
Độ cứng khi phân tích động đất được lấy như thế nào theo các tiêu chuẩn, nó có ảnh hưởng như thế nào đến lực động đất?
6.
Mối quan hệ giữa độ dẻo và sự phân tán năng lượng của kết cấu, ý nghĩa hệ số làm việc (giảm chấn) q. Hệ số này khác với các tiêu chuẩn khác như thế nào?
7.
Cơ sở thiết lập hệ số làm việc q. Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số làm việc q ?
8.
Tại sao lại phân chia làm cấp độ dẻo thấp(DCL), trung bình (DCM), cấp độ dẻo cao (DCH). Sử dụng các cấp độ dẻo này như thế nào đối với các dạng công trình và các cấp động đất khác nhau ?
9.
Tại sao đối các cấp độ dẻo khác nhau lại có sự hạn chế về sử dụng vật liệu bê tông và cốt thép tương ứng? Theo tiêu chuẩn bê tông cốt thép hiện hành thì sự hạn chế theo tiêu chuẩn động đất hiện hành tương ứng với mác bê tông và mác thép như thế nào?
10.
Sự bó lõi bê tông có ảnh hưởng tới độ dẻo như thế nào? Được sử dụng với những dạng cấu kiện nào để đảm bảo độ dẻo yêu cầu?
11.
Lực dọc có ảnh hưởng như thế nào đến độ dẻo cột. Để đảm bảo độ dẻo yêu cầu lực dọc trong cột phải thỏa mãn điều kiện gì?
12.
Khi tính lực động đất xong mà cấu tạo như thông thường có được không? (Tăng cốt dọc hay tăng cốt đai sẽ an toàn hơn ?)
13.
Để đảm bảo hệ số giảm chấn q đã đưa vào tính toán, cần phải có các điều kiện gì (khác với thiết kế không có động đất) đối với cốt dọc, cốt đai dầm, cột?
14.
Tại sao phải có các điều kiện hạn chế về kích thước cấu kiện chịu động đất, cơ sở của nó?
15.
Vùng biên của vách có liên quan thế nào tới độ dẻo của vách, để đảm bảo độ dẻo của vách cần phải có cấu tạo vùng biên vách như thế nào? Cốt đai đặt ở vùng biên như thế nào?
16.
Vách được phép chảy dẻo ở những vị trí nào. Tại sao lại phải tính lại mômen ở chân vách ?
17.
Vùng tới hạn là gì, phạm vi của vùng tới hạn phụ thuộc vào những yếu tố nào. Tại sao lại phải đặt dày cốt đai trong vùng tới hạn?
18.
Đoạn cho phép nối thép có quan hệ như thế nào đến vùng tới hạn?
19.
Tại sao lực cắt và mômen trong cột và dầm vách, để thiết kế không được lấy bằng kết quả phân tích nội lực từ máy. Công thức để lấy?
20.
Tại sao ở chân cột, và vách tầng dưới cùng phải có cấu tạo kháng chấn khác ở phía trên?
21.
Vùng nút khung phải thỏa mãn những điều kiện gì. Mô hình tính toán vùng nút như thế nào theo các tiêu chuẩn?
22.
Neo cốt thép trong nút khung phải thỏa mãn những điều kiện gì, vì sao?
23.
Tại sao phải có cấu tạo đặc biệt với lanh tô vách hoặc vách có nhiều ô trống.?