Theo  một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định các chất gây ô nhiễm trong nhà có thể gây nên nhiều vấn đề sức khỏe. Thống kê của Liên Hợp Quốc cho thấy khoảng hai triệu người trên thế giới chết vì ô nhiễm không khí trong nhà mỗi năm.
Báo cáo cho thấy mức độ ô nhiễm không khí trong nhà cao gấp 12 lần so với không khí ngoài trời. Nguyên nhân là không khí trong nhà chứa những chất độc hại từ sơn tường, vec ni, chất dính, đồ đạc, quần áo,
những chất hòa tan, vật liệu xây dựng và thậm chí vòi nước. những loại khí độc hại do máy photocopy, máy in và máy điều hòa nhiệt độ thải ra đối với văn phòng làm việc.
Và trong cuốn sách làm thế nào để không khí sạch (Penguin 1997), ông Bill Wolverton (người đã cộng tác 20 năm với Cơ quan Không gian - NASA Hoa Kỳ, nghiên cứu phát triển kỹ thuật giúp cho người sống được bên trong bầu không khí đóng kín trên Mặt trăng hay trên Hỏa tinh).
Theo tài liệu này, Các chất ô nhiễm không khí có thể là formaldehyd, benzen, xylen hay ammonia. Các chất này làm tăng bệnh suyễn, các bệnh dị ứng và một loại bệnh phổ biến gọi là hội chứng gia thất, hay bệnh của dinh thự điêu tàn, đổ nát. Cây kiểng nội thất làm sạch không khí trong nhà bằng hai cách. Chúng hấp thu chất ô nhiễm vào lá và chuyển các độc tố xuống rễ. Rễ sẽ biến các độc tố thành nguồn thức ăn cho cây cối. Và cây cũng nhả ra hơi nước làm ra một bơm hút không khí dơ bẩn xuống vùng quanh rễ ở đây một lần nữa chúng sẽ được biến thành thức ăn cho cây. Khuyến điểm là thể thức nhả và hút hơi nước xuống vùng rễ làm tăng độ ẩm đất trong và quanh chậu, cho nên có thể đưa đến phát triển mốc meo. Một vài loài cây cũng nhả ra các chất sinh dị ứng - allergens và phấn hoa, tác hại nhiều đến những ai có buồng phổi lôi thôi, thở hít khó khăn.
Theo ông Wolverton, chính đồn đãi về mốc meo đã giới hạn việc sử dụng cây cối lọc sạch không khí. Thật ra không phải là cây phát sinh mốc meo hay bào tử nấm phấn mốc bột - powdery mildew mà là do đất. Cây cối thật ra làm giảm mốc meo và bào tử nấm mildew.

Wolverton cho biết khảo cứu chứng minh là phòng thất đặt đầy chậu cây kiểng chứa ít hơn từ 50 đến 60% tổng số mốc meo do không khí đưa vào và cũng chứa ít vi khuẩn hơn là phòng thất không cây. Wolverton đã dùng sỏi đá không để trồng cây trong nước, hầu xóa bỏ đe dọa mốc meo gây ra. Ông đã gợi ý thêm là ai dễ bị cảm ứng với mốc meo thì nên phủ một lớp sạn trên mặt đất chậu. Như thế chậu kiểng sẽ ráo nước ngay sau khi tưới. Ông ta còn nghĩ ra thêm một hệ thống chậu có lọc bằng than hoạt tính, quạt và đèn thắp sáng.

Theo ông nói, có thể tăng gấp ba khả năng cây kiểng làm sạch không khí. Ở những dinh thự, nơi bệnh hội chứng điêu tàn đổ nát hay xảy ra thì lại cần cây kiểng trong phòng nhất. Vùng hít thở cá nhân có phạm vi rộng chừng 6 -8 bộ khối - cubic feet, là nơi chỗ bạn làm việc thường xuyên nhiều giờ. Trong phòng ngủ nhà bạn, chỗ này gần giường bạn ngủ. Đặt chậu cây càng gần bạn càng tốt. Ngay ở vựa bán cây, khi bạn để nhiều cây hoa kiểng ở cổng ra vào, khách hàng thường nhận xét là không khí tươi mát hơn bên trong.

Muốn cây làm phận sự hút ô nhiễm thì cây phải sạch bụi. Như vậy phải lau lá cho sạch sẽ hay xịt lá bằng dầu bóng hay sáp thích nghi như ở Châu Mỹ. Tuy nhiên, dầu hay sáp đều có thể làm cháy lá.
Sau đây mình xin nêu ra một số loại cây hữu ích như thế:
1.       Cây sung cảnh
Tên khoa học: Ficus Macleilandii “Alii”
Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là formaldehyde.
Ích lợi:
- Dễ chăm sóc hơn cây Si nhưng có thể rụng ít lá khi chuyển sang môi trường mới.
- Có 3 dạng sung cảnh: cây bình thường, cây bụi và cây bện.
- Là một cây trồng lớn, đẹp có thể dùng cho nhiều mục đích trang trí.
2. Cây tre lá cọ Bambbo Palm - Chamaedorea selfriii cao đến 1,8m, dễ trồng, mọc trong hiên hay ngoài nắng gắt đều được cả.
Ích lợi:
- Tăng cường cảm giác yên bình, ấm áp cho bất cứ môi trường nào.
- Có sức chịu đựng tốt nhất trước sự tấn công của côn trùng.
3. Cây cọ
Tên khoa học: Rhapis Excelsa
Khả năng: loại bỏ phần lớn các chất gây ô nhiễm.
Ích lợi:
- Là mộtt rong những cây trồng tốt nhất có tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
- Rất phổ biến và dễ chăm sóc.
4. Cây cau
Tên khoa học: Chrysalidocarpus Lutescens
Khả năng: loại bỏ được tất cả các độc tố không khí trong nhà.
Ích lợi:
- Đẹp, phổ biến và dễ chăm sóc, phù hợp với mọi kiểu decor.
- Dễ trồng và nuôi dưỡng, lá của cây có thể rủ xuống nhẹ nhàng nên sẽ làm dịu và phục hồi bất cứ môi trường nào cho dù là nhà ở hay văn phòng.
5. Cây thường xuân
Tên khoa học: Hedera Helix
Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là formaldehyde.
Ích lợi:
- Là một loại cây khoẻ, phổ biến, thường được trồng ở những nơi công cộng.
- Rất dễ trồng và có khả năng thích ứng cao, trừ mô trường có nhiệt độ cao.
6. Cây huyết dụ
Tên khoa học: Dracaena Deremensis “Janet Craig”
Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là trichloroethylene.
Ích lợi:
- Là loại cây cảnh đẹp, dễ trồng trong điều kiện ít ánh sáng.
- Vẫn sống tốt kể cả khi thiếu sự chăm sóc thường xuyên.
- “Janet Craig” là giống huyết dụ tốt nhất có khả năng loại bỏ các độc tố hoá học trong môi trường sống.
7. Cây chà là
Tên khoa học: Phoenix Roebelenii
Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là xylene.
Ích lợi:
- Phát triển chậm hơn và chỉ có thể đạt tới độ cao khoảng chừng 1,7m tới 2m.
- Có thể chịu đựng mức độ ánh sáng thấp nhưng cần khoảng không gian rộng,
- Nếu khéo chọn, cây có thể sống rất lâu.
8. Dương xỉ Boston
Tên khoa học: Nephrolepis Exaltata “Bostoniensis”
Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là formaldehyde.
Ích lợi:
- Rất phổ biến và là một trong những nhóm thực vật cổ xưa nhất.
- Đẹp và tươi tốt, thích hợp cho mọi môi trường trong nhà nhưng cần được chăm sóc thường xuyên.
9. Cây huệ hoà bình
Tên khoa học: Spathiphyllum sp
Khả năng: loại bỏ được cồn, acetone, trichloroethylene, benzene và formaldehyde.
Ích lợi:
- Là cây trồng khoẻ, tươi tốt, đẹp với hoa trắng và mang lại năng lượng tốt.
- Dễ chăm sóc và là một giải pháp tốt cho thị giác. Hãy trồng loại cây này ở nhà và nó sẽ là một người gác cửa tuyệt vời.
10. Cây dây nhện Spider plant - Chlorophytum comosum, nguồn gốc Nam Phi. Cây trồng chậu treo rất ngoạn mục, đâm chồi thân dài thòng lòng, cuối thân dây điểm hoa trắng nhỏ hình ngôi sao. Có giống lá xanh tuyền hay là xanh sọc trắng. Chỉ cần tưới khi nào đất thật gần khô. Ưa bóng râm vừa hay ngoài nắng. Nổi tiếng khắp thế giới vào năm 1984, khi Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA cho biết là có nhiều khả năng hút độc tố trong không khí.
11. Cây hoàng tâm diệp hay cây lá tim vàng Golden Pothos - Epipremnum aureum. Là một dây rất dễ trồng, lá hình tim màu vàng hay màu kem.
Một số loài hoa sống ngoài trời như hoa cúc, hoa Đỗ quyên axalea, rhododendron, hoa quì gerbera daisy, hoa tulip... đem vào trong nhà một thời gian ngắn cũng có vài khả năng làm sạch không khí.
Tài liệu được tham khảo nhiều nguồn từ internet.

Chân thành cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Top