Để có một ngôi nhà hoàn hảo, trước khi làm nhà các gia chủ cần
phải có một quá trình chuẩn bị chu đáo, từ việc xem tuổi đến cân nhắc các nhu cầu
trong gia đình, tính toán thiết kế cũng như việc lựa chọn nhà thầu…
1.
Xem tuổi và hướng nhà theo phong thủy
“con người và các sinh thể sinh ra cũng mang trong mình một
trường, gọi là trường nhân thể, ta thường gọi là điện sinh học, mỗi một sinh
trường với mức độ mạnh yếu
khác nhau, sẽ hợp với hướng trường của Trời – Đất không như nhau, người ta gọi là cung mạng. với sự tác động thay đổi truyền dẫn của điện nhân thể bất cứ lúc nào bởi cảm ứng với từ trường quả đất hình thành sự tác động tương hỗ ảnh hưởng lẫn nhau sinh ra thuận hay nghịch, tốt hay xấu.
khác nhau, sẽ hợp với hướng trường của Trời – Đất không như nhau, người ta gọi là cung mạng. với sự tác động thay đổi truyền dẫn của điện nhân thể bất cứ lúc nào bởi cảm ứng với từ trường quả đất hình thành sự tác động tương hỗ ảnh hưởng lẫn nhau sinh ra thuận hay nghịch, tốt hay xấu.
Trước khi xem nhà nên xem tuổi và hướng nhà theo phong thủy
trước hết, xác định tuổi qua năm tháng ngày sinh để tính toán cung hướng mạng cho từng người.
mỗi người đều có năm, tháng, ngày, giời sinh của mình. Và mỗi năm điều có một
sao quản vận. sao quản vận chiếu mạng của sao trường nam Bắc của Trời – Đất và chia ra 8 hướng chính.
2. Tính toán việc đầu tư
Hãy xác định và tính toán việc đầu tư một cách hợp lý để có
một cái nhìn tổng thể về chi phí, những việc phải thực hiện cũng như thời gian
và công sức của bạn. Một căn nhà đẹp phải đầu tư cả tiền bạc lẫn công sức. Bạn
lên kế hoạch tính toán chặt chẽ bao nhiêu thì kết quả sẽ gần với ý tưởng của bạn
bấy nhiêu. Bạn hãy tính toán trước để có cái nhìn tổng thể, cân nhắc từ vấn đề
tài chính ( nên đầu tư vào ngôi nhà của mình bao nhiêu), ý tưởng, các vật liệu
đến việc lựa chọn thời điểm thích hợp để xây dựng. khi có kết quả của công việc
sẽ làm bạn hài lòng hơn.
3. Tham khảo kỹ trước khi xây nhà
Bạn có thể tham khảo nhà của hàng xóm, người thân, bạn bè và
các sách báo chuyên nghành để có kiến thức nhất định về thiết kế, phong cách nội
thất...Việc tham khảo này cũng dễ dàng giúp bạn hình dung ra ngôi nhà lý tưởng
của mình cùng nội thất của nó. Lưu ý đừng quá tham lam khi muốn gom tất cả những
cái đẹp ở các ngôi nhà khác vào ngôi nhà của bạn, bởi có thể nó sẽ làm cho ngôi
nhà bạn trở nên vụn vặt và rối mắt. Hãy trao đổi ý tưởng của mình với kiến trúc
sư. Họ sẽ cho bạn những gợi ý hoặc lời khuyên và bạn có thể cần đến chúng để
hoàn thiện ý tưởng về ngôi nhà của mình.
4. Bàn bạc cùng các thành viên trong gia đình
Nếu bạn xây nhà cho riêng mình thì không vấn đề gì, nhưng nếu
có thêm các thành viên khác, nên trao đổi với mọi người trước khi xây nhà. Việc
này sẽ giúp bao quát các nhu cầu và dung hòa các sở thích của mọi người để đi đến
thiết kế không gian chung hợp lý nhất cho cả gia đình. Đối với không gian riêng
của cá nhân, tốt nhất hãy để tự mỗi người có ý kiến về việc sắp xếp và thiết kế
không gian đó.
5. Xác định vị trí của bạn
Hãy luôn xác định bạn là chủ nhà, người có quyền quyết định,
người biết mình cần gì ở ngôi nhà, cần gì ở không gian mình sẽ sống, ngôi nhà sẽ
nối lên điều gì về tính cách của chủ nhân....Nhưng bạn cũng cần tôn trọng ý tưởng
của kiến trúc sư để khơi dậy sự sáng tạo của họ. Việc xác định vị trí của mình
sẽ cho bạn cách làm việc hiệu quả với kiến trúc sư, chủ thầu và nhà trang trí nội
thất.
6. Tìm kiến trúc sư và thiết kế nội thất chuyên nghiệp
Các nhà tư vấn kiến trúc sư và trang trí nội thất chuyên
nghiệp sẽ đưa ra những phương pháp tốt nhất.
Thông thường, chúng ta tự tính toán hoặc giao hết cho chủ thầu
từ thiết kế đến thi công nhưng đó không phải là việc mang lại hiệu quả cao
.Các
nhà tư vấn, kiến trúc sư và trang trí nội thất chuyên nghiệp sẽ đưa ra những phương
pháp tốt nhất cho từng chi tiết và các giải pháp tối ưu cho ngôi nhà. Cách làm
việc chyên nghiệp cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, có thể bạn sẽ
lo lắng về sự tốn kém của dich vụ nhưng làm việc với nhà chuyên nghiệp sẽ giúp
bạn trong nhiều trường hợp như tiết kiệm tiền bạc trong cách sử dụng vật liệu
thông minh, sử dụng nhân công hợp lý, tránh được những sai lầm có thể mắc phải,
gia tăng tính sáng tạo của dự án..
7. Lựa chọn nhà thầu
Nhà thầu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của
công trình. Bạn nên tham khảo bạn bè, người thân - những người đã từng tiếp
xúc, làm việc với các nhà thầu để có thể tìm được nhà thầu tốt. Nếu không tìm
được người đáng tin cậy theo cách giới thiệu này, bạn hãy chọn các công ty thi
công có đầy đủ tư cách pháp lý và chức năng hành nghề.
Đồng thời phải có hợp đồng rõ ràng cũng như những thỏa thuận
với nhà thầu về việc khoán toàn bộ, khoán từng phần hay tính toán riêng tiền vật
liệu, nhân công...
8. Giám sát công trình
Việc thi công công trình cũng rất quan trọng đối với chất lượng,
tính kỹ thuật và thẩm mỹ của công trình. Tôt hơn hết, bạn nên nhờ kiến trúc sư
dành thời gian giám sát, bởi đó là người thiết kế và hiểu rõ công việc mà nhà
thầu phải làm để đạt yêu cầu thiết kế đề ra. Bạn cũng có thể tìm người đáng tin
cậy, hiểu biết công việc xây dựng giám sát về những điều khoản trong hợp đồng
hoặc những thỏa thuận giữa bạn và nhà thầu.
9. Nắm tình hình vật liệu
Trước khi bắt tay vào xây nhà, bạn cần tham khảo giá cả ở một
số đại lý vật liệu xây dựng để chọn nơi mua vật liệu thô đáng tin cậy. Đại lý tốt
nhất nên gần địa điểm xây nhà hay tiện đường cho việc vận chuyển. Tiếp theo, bạn
sẽ tiến hành thỏa thuận việc cung ứng vật liệu đúng tiến độ, chủng loại cũng
như chất lượng.
10. Hoàn thiện nhà
Khi xây xong phần thô là lúc bạn bắt tay vào việc hoàn thiện
phong cách ngôi nhà. Nếu không thuê một nhà trang trí nội thất chuyên nghiệp, bạn
cũng nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia nội thất. Việc chọn chất liệu cũng
như màu sắc cho tường, nền nhà, các vật dụng trang trí và các thiết bị cần thiết
cho các phòng ốc như: phòng tắm, nhà bếp...cần có sự chuẩn bị chu đáo. Bạn hãy
lưu ý yếu tố tiên quyết cho thẩm mỹ của công trình là sự hài hòa, và yếu tố kết
hợp cùng tính thẩm mỹ để làm nên sự hoàn hảo là tính tiện dụng.
0 nhận xét:
Post a Comment